Sữa đậu nành - giải pháp dinh dưỡng thời hiện đại
Khoa cho biết bắt đầu tập thể hình vào năm lớp 10 cùng với chị gái để cải thiện sức khỏe. Thời gian đầu, nam sinh có gặp khó khăn khi tập sai kỹ thuật, đau cơ… nhưng dần đam mê và quyết tâm theo đuổi bộ môn này.Không thể nhân nhượng với nạn pháo sáng
Theo chủ cửa hàng Bông Store Trần Thịnh: Anh luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, mang đến những sản phẩm chính hãng và dịch vụ tốt bậc nhất. Bông Store không chỉ là một cửa hàng bán hàng, mà còn là một nơi khách hàng có thể tìm thấy sự chăm sóc và tận tụy. Điều đó cho thấy sự đồng điệu giữa triết lý sống của anh và triết lý kinh doanh của Bông Store". Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm chất lượng, Bông Store còn hiểu rằng trên con đường tiến bước vào công nghệ, đôi khi một số khách hàng có thể gặp khó khăn về tài chính. Với sứ mệnh mang đến niềm vui công nghệ cho mọi người, cửa hàng này tạo điều kiện cho khách hàng trả góp sản phẩm một cách linh hoạt và tiện lợi. Đặc biệt, chú trọng vào sinh viên, anh Trần Thịnh đã tận dụng tài chính và hiểu rõ khó khăn của các bạn trẻ. Anh đã thiết lập chương trình trả góp linh hoạt, giúp sinh viên có thể sở hữu những sản phẩm công nghệ chất lượng mà không phải gánh nặng tài chính lớn. Điều này không chỉ giúp các bạn sinh viên tiếp cận với công nghệ tiên tiến, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển và học hỏi trong môi trường công nghệ ngày càng phát triển. Ngoài việc là một doanh nhân thành công, Trần Thịnh cũng luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Anh là một người may mắn khi có một tổ ấm hạnh phúc, và gia đình luôn là nguồn động lực lớn nhất để anh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa niềm tin, sự phục vụ nhiệt tình và sự quan tâm đến gia đình đã tạo nên thành công đáng ngưỡng mộ cho thương hiệu Bông Store, điều đó cho thấy sự đồng điệu giữa triết lý sống và triết lý kinh doanh của nam doanh nhân trẻ Trần Thịnh.
Nhớ quá, chợ nhà lồng Bạc Liêu xưa!
Như vậy, về giá bán, với mức chênh lệch lên đến gần 15 triệu đồng, rõ ràng lợi thế nghiêng hẳn về phía Honda CBR150R. Tuy nhiên, Yamaha YZF-R15 2022 dù “đắt nhưng lại xắt ra miếng” khi sở hữu khá nhiều công nghệ, tính năng để tạo sức hút với khách hàng.
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
ROX Group trao tặng hơn 3.000 suất quà tết cho người nghèo
Chương trình Vợ chồng son tập 598 với sự tham gia của Lê Thanh Thư (27 tuổi, kinh doanh spa tại Bình Định). Sự xuất hiện một mình của cô khiến MC Thanh Vân Hugo, Quốc Thuận bối rối. Bởi theo format, chương trình là không gian trò chuyện, chia sẻ của các đôi vợ chồng. Khi Quốc Thuận hỏi lý do Thanh Thư một mình tham gia chương trình, cô nghẹn ngào tâm sự: "Bạn tôi đã mất được 5 năm rồi". Theo đó, chồng của Thanh Thư là Hùng Anh, đã qua đời cách đây 5 năm vì tai nạn giao thông, để lại cô cùng hai con nhỏ. Tại chương trình, cô gái 27 tuổi nghẹn ngào trải lòng về những ký ức tình yêu và hôn nhân của mình với người chồng đã khuất. Thanh Thư cho biết, cô và Hùng Anh quen nhau khi cùng đi làm thêm và kết hôn chỉ sau 6 tháng tìm hiểu. "Tôi ấn tượng về bạn ấy là nghèo, nhìn hiền lành. Bạn quê ở Kon Tum, đi làm thêm và ở trọ tại Quy Nhơn. Bạn cũng có xe nhưng ít khi đi, tôi thường hay ghé để chở đi làm cùng, rồi đi chơi chung và nảy sinh tình cảm. Thời điểm đó tôi chỉ mới 21 tuổi, cả hai chưa yêu nhưng vì có bầu mà cưới. Sau này khi cưới rồi, về ở với nhau thì mới bắt đầu thương nhau", Thanh Thư bộc bạch.Thanh Thư kể thêm, cả hai kết hôn vì có thai song trước ngày cưới, cô lại phát hiện bị sảy thai. Dù vậy, đám cưới vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, được tổ chức tại Quy Nhơn và sau đó tổ chức thêm một lễ cưới ở quê chồng. Cô thừa nhận, thời điểm đó vì cả hai đều còn khá trẻ nên thường xuyên xảy ra tranh cãi, mẹ phải đứng ra giảng hòa. Đến khi cô mang thai đôi hai bé gái, tình cảm giữa hai người dần trở nên gắn bó hơn. "Quá trình mang thai rồi sinh con, tôi mới dần thương bạn vì sự chu đáo, quan tâm vợ con. Lúc mới sinh, tôi không có đủ sữa, bạn đi vòng quanh khoa sản để xin sữa về cho con. Đến khi về nhà, bạn cũng theo mẹ tôi đi xin sữa khắp nơi. Tôi thương bạn từ những lúc bạn chăm con. Nhưng đến khi con được 14 tháng tuổi thì bạn mất", cô chia sẻ.Sự ra đi đột ngột của chồng là cú sốc lớn đối với Thanh Thư, khiến cô trở nên lãnh cảm, tính tình cáu gắt, khó chịu với mọi người. Cô thừa nhận bản thân luôn phải tạo ra vỏ bọc mạnh mẽ, cố gắng gượng dậy dù trong lòng đau đớn. Thanh Thư nghẹn ngào: "Sau sự việc đó, gia đình vì tôi mà quyết định bán nhà để chuyển chỗ ở. Đoạn đường bạn ấy mất là khi đi về nhà tôi, bố mẹ chuyển đi chỗ khác để tôi không phải đi lại trên con đường đó nữa, không về lại nhà đó nữa. Tôi hiểu sự quan tâm và yêu thương mà mọi người dành cho mình, nhưng vẫn đang tự gồng lên. Ban ngày tôi cố gắng vui cười, trêu chọc mọi người. Đến tối, tôi lại khóc khi nhớ về kỷ niệm của cả hai. Đến tận bây giờ, tôi cũng chưa quên được và vẫn khóc mỗi khi nhớ về bạn. Nhưng tôi chỉ khóc một mình, không để cho ai biết". Tâm sự này khiến Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận không kiềm được nước mắt.Suốt 5 trôi qua, Thanh Thư cho biết cô vẫn chưa có ý định mở lòng với ai. Khi ai đó thể hiện sự quan tâm dành cho mình, cô chủ động cắt liên lạc. Thanh Thư tâm sự nếu duyên số thì cô chấp nhận, nhưng không muốn được se duyên với ai. Ở thời điểm hiện tại, cô chia sẻ bản thân đã lấy lại được tinh thần khoảng 50% nhờ tình thương từ gia đình nội, ngoại.